Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Khảo Sát Địa Chất là gì?

Các công trình trước khi thiết kế kỹ thuật nên có hồ sơ khảo sát địa chất công trình. Sau đây là một số vấn đề cơ bản nhất về khảo sát địa chất công trình.

I. TÌM HIỂU VỀ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH :

1. Khảo sát địa chất công trình là gì?

Là công tác nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất công trình tại địa điểm xây dựng nhằm xác định cấu trúc nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện nước dưới đất và các tai biến địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế và xử lý nền móng…. Các dạng công tác chính trong khảo sát địa chất công trình bao gồm: khoan, đào, xuyên tĩnh, xuyên động, địa vật lý, nén tĩnh, nén ngang, cắt cánh….

2. Khảo sát địa chất công trình khi nào?

Công tác khảo sát địa chất công trình thường được tiến hành trước khi thiết kế nền móng công trình. Khảo sát địa chất công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi thiết kế xây dựng công trình ở những nơi có điều kiện địa chất phức tạp, thiết kế xây dựng nhà cao tầng, công trình ngầm. . .

3. Khảo sát địa chất công trình ở đâu?

Khảo sát địa chất được thực hiện trên khoảnh đất dự kiến xây dựng công trình, tại nơi bố trí các công trình quan trọng, nơi đặt móng nhà, đài nước. .. .

4. Tại sao phải khảo sát công trình?

Khảo sát địa chất công trình cung cấp các thông tin nhằm:

Đánh giá mức độ thích hợp của địa điểm và môi trường đối với các công trình dự kiến xây dựng.
Thiết kế, lựa chọn giải pháp móng cho công trình dự kiến xây dựng một cách hợp lý và tiết kiệm.
Đề xuất biện pháp thi công hữu hiệu nhất, thấy trước và dự đoán được những khó khăn, trở ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng.
Xác định các biến đổi của môi trường địa chất do hoạt động kinh tế – công trình của con người, cũng như ảnh hưởng của các biến đổi đó đối với bản thân công trình và công trình lân cận.

II. TIẾN HÀNH VIỆC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH :

Đối với những công trình cao tầng, có tầng hầm trên nền đất yếu công tác khoan khảo sát địa chất công trình là rất quan trọng, không thể xem thường như cách làm từ trước đến nay, vì vậy các chủ đầu tư nên đặt vấn đề ngay từ đầu cho nhà tư vấn là phải thực hiện tốt các công tác sau :

Tư vấn thiết kế phải lập được nhiệm vụ khảo sát địa chất công trình một cách hoàn hảo, không để thiếu sót những chi tiết phục vụ cho công tác thiết kế kỹ thuật sau này. Đơn vị thiết kế phải quyết định mật độ và chiều sâu khoan phù hợp với yêu cầu kỹ thuật,các công tác cần phải thí nghiệm, điều này đòi hỏi đơn vị tư vấn thiết kế phải có kinh nghiệm thiết kế nhà cao tầng.
Đơn vị thi công công tác khoan khảo sát có thể lập được một đề cương có phương án khảo sát kỹ thuật thật chi tiết có đầy đủ số liệu để cung cấp cho thiết kế kỹ thuật sau này.
Đơn vị tư vấn giám sát phải có kinh nghiệm giám sát công tác khảo sát địa chất cho nhà cao tầng : Giám sát tại phòng thí nghiệm, giám sát tại hiện trường thường xuyên và liên tục, phải đánh giá được lịch sử hình thành địa chất tại địa điểm xây dựng, quan sát và nhận định được sự ảnh hưởng của công trình đến các công trình lân cận và sự tác động đến môi trường xung quanh.

1. Khảo sát địa chất:

Xác định tọa độ, cao độ các mốc ranh khu đất theo vị trí do Chủ đâu tư chỉ dẫn;
Đo cao độ hiện trạng, địa hình, địa vật trong phạm vi khu đất;
Lập bản đồ hiện trạng cao độ tỷ lệ 1/500;
Xác định vị trí, cao độ tim đường hiện hữu tại khu vực liên quan;
Khảo sát các hệ thống hạ trầng kỹ thuật, các điểm đấu nối cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, cấp điện.

2. Các số liệu khảo sát địa chất:

Các số liệu khảo sát địa chất đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thiết kế và liên quan trực tiếp đến độ ổn định, tính bền vững cũng như kinh phí đầu tư xây dựng công trình.

Các nội dung chính của công tác khảo sát địa chất bao gồm:

Khoan các hố khảo sát để lấy mẫu;
Lấy mẫu thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất (cứ 2m đất một mẫu);
Thử nghiệm các thông số SPT tại hiện trường (2m/điểm);
Thí nghiệm mẫu nước ngầm trong đất (1 mẫu);
Lập bản vẽ mặt cắt và hồ sơ báo cáo địa chất công trình.

3. Khảo sát địa chất công trình cung cấp các thông tin nhằm:

Đánh giá mức độ thích hợp của địa điểm và môi trường đối với các công trình dự kiến xây dựng.
Thiết kế, lựa chọn giải pháp móng cho công trình dự kiến xây dựng một cách hợp lý và tiết kiệm.
Đề xuất biện pháp thi công hữu hiệu nhất, thấy trước và dự đoán được những khó khăn, trở ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng.
Xác định các biến đổi của môi trường địa chất do hoạt động kinh tế - công trình của con người, cũng như ảnh hưởng của các biến đổi đó đối với bản thân công trình và công trình lân cận.
Đánh giá mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại, thiết kế cải tạo nâng cấp công trình hiện có và nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình.

4. Quy trình Khoan khảo sát địa chất :

Nhà thiết kế hoặc chủ công trình cung cấp các thông tin:

Diện tích khuôn viên, quy mô, kết cấu, tải trọng công trình, giải pháp móng dự kiến cho bộ phận khảo sát địa chất công trình.
Bộ phận khảo sát kết hợp với nhà thiết kế hoặc chủ công trình xác định khối lượng, vị trí và chiều sâu thăm dò.
Tiến hành khoan thăm dò, lấy mẫu đất đá tại các vị trí đã xác định, bảo quản và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm.
Tiến hành phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.
Lập báo cáo khoan khảo sát địa chất kỹ thuật, đề xuất một số vấn đề liên quan.
Cung cấp các số liệu cần thiết cho nhà thiết kế để tính toán, lựa chọn giải pháp móng phù hợp với điều kiện địa chất công trình nhằm bảo đảm ổn định công trình và đạt hiệu quả kinh tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét