Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Điều chỉnh giá vật liệu xây dựng?

Việc điều chỉnh giá vật liệu xây dựng quy định tại Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 được tính cho khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng làm tăng (giảm) chi phí xây dựng công trình ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu.
Do vậy đối với trường hợp trong thư bạn hỏi, nếu hợp đồng được ký kết sau thời điểm Thông tư số 09/2008/TT-BXD có hiệu lực, hiện đang triển khai thi công thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và Thông tư số 08/2010/TT-BXD ngày 29/7/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.

Những vật liệu xây dựng độc đáo

Các hộ gia đình chiếm tới một nửa lượng tiêu thụ năng lượng của thế giới, vì vậy không bất ngờ khi tiết kiệm năng lượng trong mỗi ngôi nhà trở thành yếu tố quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu. Trong lĩnh vực này, nhiều vật liệu xây dựng độc đáo, sáng tạo ra đời nhằm tạo nên những ngôi nhà thân thiện với môi trường.

Những vật liệu mới hữu ích, thân thiện với môi trường đem lại nhiều tiện ích cho cuộc sống con người.
Theo thống kê, 90% năng lượng tiêu thụ trong các hộ gia đình là để sưởi ấm và làm mát, mà hao tốn nhất là những ngôi nhà không có được sự thông thoáng về mùa hè, thiết bị sưởi ấm đã cũ hay sử dụng vật liệu xây dựng bằng xi măng. Theo Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững (WBCSD), xi măng là vật liệu xây dựng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới nhưng công nghệ sản xuất xi măng lại giữ kỷ lục về khí thải CO2, nguồn ô nhiễm cho Trái đất. Trong khi đó, vật liệu truyền thống là gỗ có ưu điểm cách nhiệt tuyệt vời nhưng tài nguyên rừng ở khắp nơi đang dần cạn kiệt. Vì thế, nhiều loại vật liệu mới hữu ích, tiện lợi lại thân thiện môi trường đã ra đời.
Sáp tan chảy thay điều hòa nhiệt độ. Sáp tan chảy ở một nhiệt độ nhất định và khi trộn với vật liệu xây dựng khác, chúng sẽ giúp cho việc kiểm soát nhiệt. Dựa trên đặc tính này, một nhóm các nhà nghiên cứu từ tập đoàn hóa chất BASF của Đức và Viện nghiên cứu Fraunhofer đã phát triển một vật liệu làm mát hữu hiệu, giúp tiết kiệm chi phí năng lượng, đặc biệt đối với khu văn phòng phức hợp làm từ kính và thép… Sản phẩm có tên gọi Micronal PCM đã được phát minh, trong đó những hạt sáp nhỏ xíu được đặt vào phần lõi của kính. Khi nhiệt độ lên tới 26 độ C, sáp tan chảy, thu nhiệt và hạ thấp nhiệt độ phòng tới 4 độC. Vào ban đêm, khi nhiệt độ giảm xuống, các hạt sáp PCM lại co cứng như thường.
Tuyết giúp giữ ấm phòng. Khi xây nhà ở những địa điểm xa xôi, hẻo lánh, điển hình như Bắc Cực khi xây dựng nhà cửa cần đến những vật liệu xây dựng đặc biệt. Từ sau năm 1950, những chiếc lều tuyết truyền thống đã trở nên lỗi thời nhưng giờ chúng bắt đầu được chào đón trở lại. Kiến trúc sư người Áo Benno Reitbauer đã học được kỹ thuật dựng lều tuyết ở miền Bắc Phần Lan, và hiện nay ông đang áp dụng để xây dựng một ngôi làng làm bằng tuyết tại vùng núi Tyrol ở độ cao 1.400m của Áo. “Nhiệt độ bên trong lều luôn ở mức 1-2 độ C. Nghe có vẻ không ấm áp gì nhưng khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới -20 độ C thì được ở trong lều là điều kiện lý tưởng”, ông Reitbauer cho biết. Vị kiến trúc sư này thích tuyết bởi các bức tường làm từ tuyết cứng như xi măng, có thể dựng lều cao tới 6m nhưng bên trong hoàn toàn có thể thiết kế đồ nội thất và trang trí thú vị.
Vật liệu tái chế từ phân bò. Vật liệu tái chế ngày càng được ưa chuộng bởi vật liệu xây dựng ngày càng đắt đỏ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi nguồn tài nguyên trở nên khan hiếm. Ví dụ nhiều nơi ở châu Phi, tường nhà hầu hết được xây bằng phân lạc đà trộn với rơm và bùn. Hiện nay, người ta cũng bắt gặp xu hướng này tại các nước công nghiệp phát triển như Đức, khi vật liệu xây tường ở các ngôi nhà gỗ kiểu truyền thống có thành phần phân, đá vôi và đất sét trộn. Những thợ xây dựng kinh nghiệm lâu năm cho biết, tường được dựng lên bằng mùn là kỹ thuật có từ hàng nghìn năm nay, đặc biệt, nếu dùng đất sét trộn với phân bò nơi phòng tắm còn có thể giúp ngăn ngừa nấm mốc vì dạ dày bò có enzyme tiêu diệt được nấm mốc. Tất nhiên, sau 5 đến 7 tiếng đồng hồ, khi tường đã khô, người ta không ngửi thấy mùi khó chịu đặc trưng kia nữa.

Phú Thọ: chuẩn bị xây dựng Khu đô thị mới Tây Nam thành phố Việt Trì

Công ty cổ phần đầu tư Dầu khí Toàn Cầu đang trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án Khu đô thị mới Tây Nam thành phố Việt Trì. Điểm xây dựng rộng 551.730 m2 tại phường Minh Nông, thành phố Việt Trì.
Theo thuyết trình của chủ đầu tư, dự án dành 59.933 m2 quy hoạch các công trình công cộng bao gồm 01 khu hành chính, 01 khu thương mại dịch vụ, 02 khu trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường THCS và 02 khu công cộng. Cơ quan hành chính cấp phường được cải tạo chỉnh trang từ trụ sở UBND phường Minh Nông cũ có diện tích 7.178m2; mật độ xây dựng 30%; tầng cao 5 tầng. Khu trung tâm văn hóa và trạm y tế nằm sát cạnh UBND phường diện tích 2.794m2 và lô đất diện tích 2.275m2. Trường mầm non bố trí trên 02 khu đất tổng diện tích 9.875m2. Lô đất công trình thương mại dịch vụ bố trí tại khu đất tiếp giáp với khu hành chính có diện tích 10.189m2, bao gồm các công trình dịch vụ và khu đỗ xe cao tầng phục vụ nhu cầu người dân đô thị. Trường tiểu học bố trí trên lô đất diện tích 16.214m2. Trường trung học cơ sở bố trí trên lô đất diện tích 11.408m2.
Đất ở có tổng diện tích 160.697 m2 bao gồm: Đất ở cao tầng gồm các công trình nhà ở kết hợp dịch vụ công cộng dạng chung cư. Các công trình nhà ở chung cư cao tầng được bố trí trên 04 lô đất tổng diện tích 25.449m2; dự kiến bố trí nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của thành phố Việt Trì. Đất nhà ở liên kế gồm 44 lô với tổng diện tích là 83.143m2. Đất biệt thự được bố trí trong 07 lô đất tổng diện tích là 23.669m2. Đất làng xóm chỉnh trang diện tích 32.210m2, làng xóm hiện trạng giữ nguyên, có chỉnh trang đảm bảo kết nối phù hợp với khu đô thị quy hoạch. Khi nhân dân có nhu cầu xây dựng, sửa chữa, cải tạo được quy định cụ thể bằng quy chế quản lý không gian kiến trúc cảnh quan do Uỷ ban nhân dân thành phố Việt Trì ban hành và được quản lý bằng quy định của pháp luật về xây dựng.
Đất hỗn hợp có tổng diện tích 38.852m2 (nhà ở chung cư, dịch vụ công cộng, khách sạn, văn phòng cho thuê): bao gồm các công trình văn phòng cho thuê kết hợp dịch vụ công cộng và nhà ở dạng chung cư, khách sạn hỗ trợ các hoạt động tài chính, phục vụ nhu cầu phát triển dân cư đô thị. Các công trình hỗn hợp được bố trí trên 03 lô đất.
Đất cây xanh, mặt nước có tổng diện tích 88.452m2 gồm đất công viên cây xanh bố trí các không gian hồ nước, cảnh quan, nhà vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe và các công trình dịch vụ, công trình TDTT cho toàn khu. Đất công viên cây xanh được bố trí trong 16 lô.
Đất hạ tầng kỹ thuật có tổng diện tích 4.456 m2 bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thải, trạm bơm…trên diện tích 2.967m2. Trạm xăng quy mô 1589m2.
Diện tích đất giao thông có tổng diện tích 199.240m2, bố trí các bãi đỗ xe trong các khu cây xanh tập trung trong các nhóm nhà ở.
Theo nhận xét của Bộ Xây dựng: Thiết kế cơ sở công trình dự án Khu đô thị mới Tây Nam thành phố Việt Trì cơ bản phù hợp với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc theo quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Tây Nam thành phố Việt Trì tỷ lệ 1/500 tại phường Minh Nông, thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ đã được phê duyệt tại Quyết định số 2306/QĐ-UBND ngày 30/8/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
Tuy nhiên cần điều chỉnh tăng tổng công suất tiêu thụ nước; điều chỉnh giảm tổng công suất tiêu thụ điện; công suất trạm xử lý nước thải; kích thước các tuyến ống cấp nước; số lượng cống thoát nước mưa; cốt san nền tại một số vị trí trong Khu đô thị; mật độ xây dựng các công trình thương mại dịch vụ, trường tiểu học, trường trung học, công trình hỗn hợp, công trình nhà ở xã nhà biệt thự đơn lập, nhà liền kề (lô góc); tầng cao các công trình thương mại dịch vụ, trường tiểu học, trường trung học.
Những nội dung điều chỉnh phải được kiểm tra, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng, phù hợp với các dự án khác xung quanh; báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Về việc đấu nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực ngoài hàng rào của công trình phải thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý hạ tầng kỹ thuật khu vực và đảm bảo đồng bộ, kết nối với hạ tầng chung của khu vực. Thiết kế cơ sở áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam là phù hợp với quy định hiện hành.

Nút thắt kỳ lạ trên “con đường đắt nhất hành tinh“

Nằm giữa hai dự án giao thông “khủng” của thủ đô Hà Nội là hầm chui Kim Liên và đường Kim Liên kéo dài - con đường được mệnh danh đắt nhất hành tinh, đã hoàn thành và thông xe từ lâu - là một đoạn nút thắt cổ chai tồn tại rất khó hiểu, gây bức xúc trong dư luận.

Đoạn nút thắt đầu đường Kim Liên mới (Hà Nội) với các hàng quán lấn ra quá nửa con đường. Ảnh: hải nguyễn
Đó là vài nhà hàng, bãi rửa xe nằm chềnh ềnh ra tới 1/2 lòng đường. Ai, cơ quan nào phải chịu tránh nhiệm về điểm nghẽn kỳ quặc gây ách tắc giao thông này?
Sự thật... quá buồn
Những ai thường xuyên lưu thông từ hầm chui Kim Liên lên đường Xã Đàn hoặc từ đường Lê Duẩn rẽ vào đường Xã Đàn đều phải chịu cảnh tắc nghẽn, nhiều khi đến nghẹt thở ở điểm nút gần ngay ngã tư Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch, đặc biệt vào những giờ cao điểm. Lý do, cả tuyến đường đang thênh thang như vậy bị thắt lại bởi những vỉa ba toa chặn ra đến giữa đường.
Nếu để ý kỹ thì thấy, phía sau những vỉa ba toa đó vẫn là nền đất, cây cối... của dân. Điều đáng nói là, tuyến đường Xã Đàn (đường Kim Liên kéo dài) từng nổi tiếng khắp cả nước là "con đường đắt nhất hành tinh" vì khoản tiền "khủng" vài ngàn tỉ đồng tiêu tốn cho 1km đường ở đây, nhưng không hiểu sao lại có chuyện đất của dân vẫn nằm chềnh ềnh giữa lòng đường như vậy.
Vì quá nghẽn đường, người tham gia giao thông phi cả lên chỗ rửa xe, hàng quán để lưu thông. Điều này không chỉ gây bức bối cho những người tham gia giao thông, mà chủ các cửa hàng ở đây cũng bực mình không kém. Vì vậy, có gia đình làm hẳn panô kích cỡ lớn, nền đỏ, chữ vàng, trưng ra chỗ đất đó để thông báo: “Phần đất của gia đình, chưa đền bù, không xâm phạm”. Theo ông Nguyễn Tiến Lộc - Phó Chủ tịch UBND phường Kim Liên - chính quyền địa phương phải huy động lực lượng công an, dân phòng của quận, của phường trực 24/24 giờ để phân luồng, hướng dẫn giao thông.
Tiếng kêu của dân sở tại
Ông Hoàng Châu Giang - tổ trưởng dân phố tại đây và đại gia đình nhà ông (4 anh chị em) bị giải phóng mặt bằng (GPMB) trong đợt này - cho biết: "Tất cả những gia đình ở đây rất mong GPMB sớm ngày nào hay ngày đó, vì còn ở đây sẽ còn khốn khó". Họ đã phải chịu các loại dự án "treo" trên hai chục năm rồi. Ông Giang cho biết thêm, ngày 14.2.2014, chính quyền tháo dỡ các vỉa ba toa (do dân tự ngăn để bảo vệ đất của mình) để cho người tham gia giao thông đi lên phần đất của gia đình những hộ ở đây.

Nút thắt lấn ra giữa đường. Ảnh: Hải Nguyễn
Đồng thời, ngày nào cũng có mấy chiến sĩ công an, dân phòng đứng suốt cả ngày để phân luồng cho xe cộ đi lên đây, nên các gia đình không làm ăn gì được. "Để bảo vệ đất của mình, ngày 20.2, chúng tôi phải lấy các vỉa ba toa ngăn lại phần đất của gia đình, đồng thời làm panô thông báo, nêu rõ phần đất là của gia đình, để người tham gia giao thông hiểu và không xâm phạm đến" - ông Giang nói.
Chúng tôi cũng gặp một số người dân trong diện bị giải tỏa đợt này và không ngờ rằng, tất cả họ đều tha thiết được sớm GPMB. Ai cũng cho rằng, ở như thế này khổ lắm rồi. Cụ Lê Thị Thiêm (91 tuổi, có 4 căn nhà dành cho 4 người con, đều thuộc diện giải tỏa đợt này) nói như cầu khẩn: "Nhờ nhà báo có tiếng nói giúp thế nào để chính quyền GPMB sớm đi, chứ không cứ sống kiểu này khổ lắm rồi".
Người dân nghĩ gì về dự án hoàn thiện tuyến đường này?
Ngày 14.9.2010, Sở GTVT thành phố đã phê duyệt dự án “Xây dựng hoàn thiện tuyến đường nối từ nút giao hầm Kim Liên đến tuyến đường Kim Liên mới”. Theo dự án này, tuyến đường được hoàn thiện chỉ nằm phía bên phải (hướng từ hầm chui Kim Liên đến đường Xã Đàn), dài khoảng 120m; diện tích chiếm đất khoảng 1.600m2, với tổng mức đầu tư của dự án (theo khái toán) là 47,1 tỉ đồng. Trong đó, riêng chi phí GPMB chiếm mất 89% tổng số tiền trên (gần 42 tỉ đồng).
Sau hơn 3 năm triển khai dự án, theo ông Phạm Văn Viên – Phó Trưởng ban Bồi thường GPMB quận Đống Đa – Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư quận Đống Đa vừa mới thông qua 20/22 phương án đền bù và ngày 12.2.2014, UBND TP ký văn bản chấp thuận phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án. Theo đó, những nhà ở vị trí 1 được đền bù tổng cộng trên 90 triệu đồng/m2. Như vậy, việc áp giá sẽ hoàn thành nhanh và sớm công bố công khai đến với người dân.
Ông Nguyễn Đình Cần - là một trong số đó - cho biết lý do: "Dự án này nhằm chống ách tắc, thì hà cớ gì tự nhiên lại GPMB cả đoạn từ vành đai 1 rẽ vào đình Trung Tự? Liệu phía sau của dự án này có gì khuất tất?". Ông Cần chỉ vào mốc cắm GPMB ở nhà mình (phía sát cổng đình Trung Tự) và đưa ra câu hỏi: GPMB ở đây làm gì, khi nó không phục vụ gì cho việc hoàn thiện vành đai 1. Còn nếu để làm tuyến đường mới thì sao không GPMB nhà phía trước (trụ sở HĐND và Đảng ủy phường Kim Liên - PV) và liệu có phá cả cổng vào đình Trung Tự?
Giải đáp câu hỏi này, ông Phó Chủ tịch UBND phường Kim Liên Nguyễn Tiến Lộc giở bàn đồ quy hoạch còn vương mùi mực. Đây là dự án làm đường mới tiếp nối từ đường Phạm Ngọc Thạch cắt đường Xã Đàn mới đi qua cổng đình Trung Tự, xuyên đến hồ Ba Mẫu và ra đường Lê Duẩn. Nhưng điều cần lưu ý là, đây mới là bản đồ quy hoạch để xin ý kiến các cơ quan chức năng. Nhưng theo ông Lộc, chính việc cắt vào nhà ông Cần để phục vụ cho quy hoạch tuyến đường này. Vậy GPMB cho một dự án mới đang xin ý kiến liệu có hợp lý, trong khi có khoảng chục gia đình cũng bị GPMB giống tình trạng như nhà ông Cần?
Đường vành đai 1 là đường vành đai đầu tiên của Hà Nội, có từ thời Pháp thuộc. Tuyến này chạy từ Nhật Tân dọc theo sông Hồng xuống phía nam, toàn bộ phố Nguyễn Khoái, đường Trần Khát Chân, đường Đại Cồ Việt, đường Xã Đàn, đường Đê La Thành, đường Lạc Long Quân. Các dự án mở rộng đường vành đai 1 đã hoàn thành đoạn từ Ô Đống Mác đến Hoàng Cầu (tức các đường Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Xã Đàn).

Bộ Xây dựng không chủ trì xây dựng Đề án hỗ trợ thị trường BĐS với gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng

Trước thông tin một số báo đưa về việc “Ngành Xây dựng đang chủ trì phối hợp với một số ngân hàng thương mại và các ngành chức năng nghiên cứu Đề án “ Ngân hàng tái cho vay thế chấp nhà ở” với gói tín dụng lên tới 100 nghìn tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản, phóng viên Báo Điện tử Xây dựng đã trao đổi với ông Đỗ Đức Duy, Chánh văn phòng- Người phát ngôn Bộ Xây dựng về nội dung trên.
Ông Duy khẳng định: Thời gian qua, Bộ Xây dựng không đề xuất và cũng không chủ trì nghiên cứu đề án nào với gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản. Trong Chương trình xây dựng các đề án, văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ trong năm 2014, Chính phủ cũng không giao cho Bộ Xây dựng hoặc Bộ, Ngành nào khác nghiên cứu đề án về hỗ trợ thị trường bất động sản với gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng.
Hiện nay, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành địa phương vẫn đang tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội theo đúng tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ.

“Ồ ạt” dự án giá rẻ mở bán đầu năm

Khởi đầu thị trường bất động sản năm 2013 với nhiều thông tin liên quan đến các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản từ các Bộ, ban, ngành. Những “tín hiệu” này hứa hẹn thị trường sẽ khởi sắc trong năm nay.
Điển hình như động thái giảm lãi suất, giảm thuế được đề xuất, cùng với đó là dự kiến có một dòng tiền mới khoảng 20 - 40 ngàn tỷ đồng với lãi suất hợp lý thông qua tái cấp vốn được “bơm” cho bất động sản đang dần hiện hữu bằng việc Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 02 vào 7/1/2013 vừa qua.
 
Thêm một nguyên nhân thúc đẩy giao dịch bất động sản tăng lên vào dịp đầu năm đó là sự xuất hiện của lượng tiền từ Kiều bào nước ngoài đổ về. Tính riêng năm 2012 lượng kiều hối đạt kỷ lục mới là 10 tỉ đô la. Theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, vài chục % trong số này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đổ vào bất động sản. Dịp Tết Nguyên đán năm nay, ước tính có tới hơn 500.000 Kiều bào về quê ăn Tết. Qua Tết chính là thời điểm họ tìm kiếm thông tin và ra các quyết định mua bất động sản.
 
Mặt khác, rất nhiều người có nhu cầu mua nhà đất có tâm lý đợi qua Tết âm lịch mới mua với hy vọng có giá rẻ hơn. Nhà đất lâu nay bị đẩy giá ảo lên quá cao đã khiến khách hàng có tâm lý chờ đợi, nghe ngóng kỹ lưỡng và lựa chọn thời điểm được cho là rẻ nhất để đưa ra quyết định cuối cùng. Hơn nữa, khi mua nhà vào đầu năm khách hàng còn có cơ hội nhận “lì xì” đậm từ chủ đầu tư để cả năm phát tài, may mắn, chính vì thế, hoạt động mua bán càng trở nên rầm rộ hơn.
 
Giữa tháng 1 vừa qua, dự án Sails Tower (Kiến Hưng, Hà Đông) cũng được mở bán. Khách hàng khi mua nhà đều được ngân hàng hỗ trợ vay vốn đến 70% giá trị căn hộ với lãi suất 9,9% mỗi năm. Những trường hợp mua căn hộ trên 70 m2 sẽ được tặng xe Honda Vision trị giá khoảng 30 triệu đồng.
 
Từ 15/2 (mùng 6 Tết), chung cư Đại Thanh từng gây sốt trên thị trường lại tiếp tục tung ra khoảng 50 căn hộ với mức giá 10 triệu đồng mỗi m2. Với diện tích từ 40 đến 60 m2, mỗi căn hộ sẽ dao động khoảng 400 - 600 triệu đồng.
 
Nhằm khuấy động thị trường và tạo cơ hội cho những người có nhu cầu thực về nhà ở tìm được căn hộ mơ ước ngay từ những ngày đầu năm, tới đây, Siêu thị dự án Bất động sản sẽ mở bán dự án Thăng Long Garden 250 Minh Khai Hà Nội với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn. Ngoài mức giá chỉ từ 18,5 triệu/m2, tất cả các khách hàng đặt mua căn hộ tại dự án Thăng Long Garden sẽ được lì xì 3 lượng vàng SJC nhân dịp đầu xuân để cả năm may mắn, phát tài, phát lộc.
 
Dự án chung cư Thăng Long Garden tại 250 Minh Khai, quận Hoàng Mai, Hà Nội thu hút hầu hết các khách hàng đang mong đợi được sở hữu 1 căn hộ nội đô có vị trí đắc địa. Dự án hội tụ những điểm ưu việt nhất, là nơi đầu mối giao thông chiến lược, khu dân cư sầm uất, hạ tầng quy hoạch ổn định và có nhiều dự án đô thị, thương mại tầm cỡ được triển khai trong tương lai, đặc biệt tuyến đường Minh Khai - Đại La cũng đã được quy hoạch mở rộng lên tới gần 60m, việc lưu thông từ Minh Khai tới các khu vực lân cận thuận tiện hơn rất nhiều. Mặt khác, Thăng Long Garden còn được khách hàng tin tưởng bởi cơ sở pháp lý rõ ràng, tiến độ và chất lượng thi công đảm bảo.
 
Hiện tại dự án đang thi công tầng 2, chủ đầu tư cam kết đảm bảo tiến độ xây dựng 4 tầng/tháng; giao nhà đúng thời điểm tháng 12/2013.
 
Thăng Long Garden có mật độ xây dựng 35% với đầy đủ tiện ích gồm 3 tòa tháp bao gồm: trung tâm thương mại, khối văn phòng và chung cư cao tầng. Phần khối đế thông nhau của 2 tòa tháp chung cư là hệ thống: nhà trẻ, phòng tập thể thao, phòng khám bệnh, ngân hàng, siêu thị... nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và cần thiết hàng ngày cho cư dân tổ hợp Thăng Long Garden.
 
Dự án dành cho tất cả đối tượng khách hàng với diện tích căn hộ đa dạng từ 65 - 132m2. Khách mua là người độc thân hay hộ gia đình nhỏ đều có thể yên tâm với thời hạn thanh toán linh hoạt chia làm 6 đợt, đợt đầu tiên, khách hàng chỉ phải đóng 25% giá trị hợp đồng.
 
Thăng Long Garden được Siêu thị dự án Bất động sản độc quyền phân phối với giá chỉ từ 1,4 tỷ đồng/căn, hơn nữa Ngân hàng Dầu khí toàn cầu GP Bank sẽ là đơn vị hỗ trợ vay vốn lên tới 70% cho khách hàng khi mua căn hộ thuộc dự án trong vòng 15 năm.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

12/2009/NĐ-CP : Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA

Chương IV
ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN 
TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Điều 36. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng lực:
a) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Thiết kế quy hoạch xây dựng;
d) Thiết kế xây dựng công trình;
đ) Khảo sát xây dựng công trình;
e) Thi công xây dựng công trình;
g) Giám sát thi công xây dựng công trình;
h) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
i) Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
k) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực hoạt động xây dựng nêu trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù hợp với công việc đảm nhận.
3. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
4. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
5. Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng gói thầu hoặc loại công việc cụ thể.
6. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.
Bộ Xây dựng thành lập hệ thống thông tin về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân tư vấn xây dựng, các nhà thầu hoạt động xây dựng trong phạm vi cả nước, kể cả nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép.
8. Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc.
Điều 37. Chứng chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề là giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc sư có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng.
2. Chứng chỉ hành nghề được quy địnhtheo mẫu thống nhất và có giá trị trong phạm vi cả nước. Chứng chỉ hành nghề phải nêu rõ phạm vi và lĩnh vực được phép hành nghề.
3. Chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng do Giám đốc Sở Xây dựng cấp. Giám đốc Sở Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn giúp Giám đốc Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng theo quy định.
Điều 38. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư
Người được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng, có kinh nghiệm trong công tác thiết kế tối thiểu 5 năm và đã tham gia thiết kế kiến trúc ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
Điều 39. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư
Người được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình.
Điều 40. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
2. Đối với những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp, đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 3 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng thì được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ này chỉ được dùng để thực hiện giám sát đối với công trình cấp IV.
Điều 41. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án
1. Năng lực của Chủ nhiệm lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại công trình. Chủ nhiệm lập dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với tính chất, yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
a) Hạng 1: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 7 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc là chủ nhiệm thiết kế hạng 1 đối với công trình cùng loại dự án;
b) Hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 5 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chủ nhiệm thiết kế hạng 2 trở lên đối với công trình cùng loại dự án;
c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có bằng cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án, thiết kế tối thiểu 5 năm thì được công nhận là chủ nhiệm lập dự án hạng 2.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án nhóm B, C cùng loại;
c) Đối với cá nhân chưa xếp hạng được làm chủ nhiệm lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình cùng loại; nếu đã làm chủ nhiệm 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C cùng loại.
Điều 42. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án
1. Năng lực của tổ chức tư vấn lập dự án đư­ợc phân thành 2 hạng theo loại dự án như sau:
a) Hạng 1: có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1 công trình cùng loại;
b) Hạng 2: có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án;trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2 công trình cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
b) Hạng 2: đư­ợc lập dự án nhóm B, C cùng loại;
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng chỉ được lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình cùng loại.
Điều 43. Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án
1. Năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
a) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1:
Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trư­­ởng công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1;
b) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trư­­ởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2;
c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2.
2. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì Giám đốc quản lý dự án có thể là người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Chủ đầu tư có thể cử người thuộc bộ máy của mình hoặc thuê người đáp ứng các điều kiện nêu trên làm Giám đốc quản lý dự án.
3. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: đư­­ợc quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;
b) Hạng 2: đư­­ợc quản lý dự án nhóm B, C;
c) Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ được quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; nếu đã quản lý 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được quản lý dự án nhóm C cùng loại.
Điều 44. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án
1. Năng lực của tổ chức tư­­ vấn quản lý dự án đư­­ợc phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1:
- Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án;
- Có tối thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế;
- Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 hoặc hạng 2 phù hợp với loại dự án;
- Có tối thiểu 20 kiến trúc s­­ư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế;
- Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: đư­­ợc quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;
b) Hạng 2: đư­­ợc quản lý dự án nhóm B, C;
c) Các tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng được thực hiện quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
3. Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được thực hiện quản lý dự án nhóm C.
Điều 45. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát xây dựng
1. Năng lực của chủ nhiệm khảo sát được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã là chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp I trở lên hoặc đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II;
b) Hạng 2: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III hoặc đã tham gia ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II trở lên.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: đư­ợc làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
b) Hạng 2: đư­ợc làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
c) Đối với khảo sát địa hình, các chủ nhiệm khảo sát được làm chủ nhiệm khảo sát các loại quy mô.
Điều 46. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi khảo sát xây dựng
1. Năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng đư­­ợc phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1:
- Có ít nhất 20 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát, trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 1;
- Có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo sát và phòng thí nghiệm hợp chuẩn;
- Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại, hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có ít nhất 10 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 2;
- Có đủ thiết bị khảo sát để thực hiện từng loại khảo sát;
- Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II cùng loại hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: đư­ợc thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
b) Hạng 2: đư­ợc thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
c) Đối với khảo sát địa hình, chỉ các tổ chức khảo sát hạng 1 và 2 mới được thực hiện khảo sát địa hình các loại quy mô.
3. Đối với tổ chức khảo sát xây dựng chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thực hiện ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp IV thì được thực hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp III cùng loại.
Điều 47. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình
1. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình đư­ợc phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp II cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: đư­ợc làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại và làm chủ nhiệm lập dự án nhóm A, B, C cùng loại;
b) Hạng 2: đư­ợc làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại và được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, C cùng loại.
Điều 48. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình
1. Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại.
c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế tối thiểu 5 năm thì được làm chủ trì thiết kế công trình cấp III, cấp IV, trừ các công trình bắt buộc thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực theo quy định.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: đư­ợc làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV;
b) Hạng 2: đư­ợc làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp II, cấp III và cấp IV.
Điều 49. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình
1. Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng đư­ợc phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:
a) Hạng 1:
- Có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1;
- Có đủ chủ trì thiết kế hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại;
- Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sưthuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2;
- Có đủ chủ trì thiết kế hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại;
- Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: đ­ược thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I , cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
b) Hạng 2: đư­ợc thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án nhóm B, C cùng loại;
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thiết kế công trình cấp IV cùng loại, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của công trình cùng loại.
3. Đối với tổ chức tư vấn thiết kế chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thiết kế ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thiết kế công trình cấp III cùng loại.
Điều 50. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
1. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 48 Nghị định này.
2. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 49 Nghị định này.
Điều 51. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình
1. Năng lực của tổ chức giám sát công trình đư­ợc phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:
a) Hạng 1:
- Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp;
- Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp;
- Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: đ­ược giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại;
b) Hạng 2: đư­ợc giám sát thi công xây dựng công trình cấp II, III và IV cùng loại;
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại.
3. Đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã giám sát thi công ít nhất 5 công trình cấp IV thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại.
Điều 52. Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trư­ờng
1. Năng lực của chỉ huy trưởng công trường được phân thành 2 hạng. Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
a) Hạng 1:
- Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm;
- Đã là chỉ huy trư­ởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm;
- Đã là chỉ huy trư­ởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: đ­ược làm chỉ huy trưởng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại;
b) Hạng 2: đư­ợc làm chỉ huy trưởng công trình cấp II, III và IV cùng loại;
c) Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ làm được chỉ huy trưởng công trình cấp IV; nếu đã làm chỉ huy trưởng 5 công trình cấp IV thì được làm chỉ huy trưởng công trình cấp III cùng loại.
Điều 53. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng khi thi công xây dựng công trình
1. Năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình đư­ợc phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:
a) Hạng 1:
- Có chỉ huy trư­ởng hạng 1 của công trình cùng loại;
- Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng;
- Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận;
- Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình;
- Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có chỉ huy trư­ởng hạng 1 hoặc hạng 2 của công trình cùng loại;
- Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng;
- Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận;
- Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình;
- Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: đư­ợc thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
b) Hạng 2: đ­ược thi công xây dựng công trình từ cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thi công xây dựng công trình cải tạo, sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng, nhà ở riêng lẻ.
3. Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thi công cải tạo 3 công trình thì được thi công xây dựng công trình cấp IV và tiếp sau đó nếu đã thi công xây dựng ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại.
Điều 54. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình
1. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình như sau:
a) Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành nghề;
b) Có đăng ký kinh doanh hoạt động hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.
2.Phạm vi hoạt động:
a) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp với chứng chỉ;
b) Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ;
c) Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ.
3. Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề
1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có quyền:
a) Sử dụng chứng chỉ hành nghề để thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật;
b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm các quy định về cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có nghĩa vụ:
a) Tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ liên quan tới việc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng;
b) Chỉ được thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, giám sát thi công xây dựng trong phạm vi chứng chỉ hành nghề cho phép;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hồ sơ, chất lượng các công việc do mình thực hiện;
d) Không được tẩy xoá, cho mượn chứng chỉ hành nghề.
Điều 56. Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam

Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi hành nghề lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại Việt Nam phải đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ qua đời

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã mất chiều 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108, vì bệnh hiểm nghèo.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24/12/1954 tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. 

Ông từng theo học và tốt nghiệp Đại học Cảnh sát Nhân dân, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19 tháng 4 năm 1980.

Trước khi về công tác tại Bộ Công an, ông từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình

Hiện tại, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Thứ trưởng Bộ Công an.

Ông Ngọ là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam).

Trong quá trình hoạt động của mình, ông Ngọ đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương. Trước khi về công tác tại Bộ Công an, ông từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, hàm đại tá.

Ngày 14/2/2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân. Trong thời gian này, ông cũng được thăng quân hàm từ đại tá lên thiếu tướng. Và chỉ sau mấy tháng, đến ngày 11/7/2006, ông Ngọ được đề nghị bổ nhiệm kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh.

Ngày 28/1/2008, ông được Thủ tướng quyết định giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an.

Từ ngày 1/1/2010, ông được chuyển sang làm Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm. Ngày 12/08/2010, ông được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 18/1/2011, ông được bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Ngày 22/7/2013, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho 3 cán bộ cao cấp của lực lượng Công an nhân dân. Ông Ngọ vinh dự là một trong 3 cán bộ được thăng cấp bậc đợt này.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Có Bộ trưởng lo vì Táo quân

Chương trình Táo quân quay tại sân khấu không ít cán bộ đi xem về báo cáo nên có bộ trưởng "lo". Có bộ trưởng còn muốn vở diễn nhẹ nhàng, hoặc ít vấn đề đi - Tổng giám đốc VTV Trần Bình Minh cho hay tại phiên họp Chính phủ chiều 25/1.
Việc chuẩn bị Tết cho người dân cả về vật chất lẫn tinh thần là nội dung của phiên họp Chính phủ thường kỳ đầu tiên năm 2014.
Ngân hàng đủ tiền lẻ cho dân dùng Tết
Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, NHNN không in tiền lẻ mới nhưng vẫn cung cấp đủ các loại mệnh giá để đổi cho nhân dân dùng đi lễ chùa, mừng tuổi Tết.
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đồng tình việc NHNN có công văn kiểm soát việc đổi tiền lẻ ở các điểm du lịch.
Ông cho hay, nhờ chấn chỉnh nên đã không còn cảnh dắt tiền lên tay Phật, làm cho các hoạt động lễ chùa, lễ hội văn minh hơn. Tình trạng đổi tiền lẻ thu lời ở các điểm di tích, chùa chiền do dân lập ra tự phát như đổi 10 ăn 6-7 cần phải chấm dứt.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cũng cho rằng cần dẹp tình trạng đổi tiền lẻ ở các điểm di tích, chùa chiền. "Các cơ quan chức năng cần chỉ đạo xử lý. Đổi 10 ăn 6-7 là kiểu làm ăn vi phạm pháp luật. Dù nó gắn trong không gian văn hóa thì cũng phải kiên quyết xử lý".
Lại phát hiện lương khủng
Báo cáo nhanh trước Chính phủ về hỗ trợ chăm lo Tết cho người nghèo, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho hay, với mức quà tặng từ 200 nghìn đến 400 nghìn đồng/người, ngân sách đã dành 397 tỉ đồng để tặng quà cho người có công. Các địa phương cũng huy động nguồn lực khác để hỗ trợ đối tượng này.
Các tỉnh nghèo, tỉnh miền núi, thiên tai có đề nghị Chính phủ hỗ trợ người nghèo 30 nghìn tấn gạo. Chính phủ đã quyết định hỗ trợ 29 nghìn tấn gạo cho người nghèo ở 15 tỉnh khó khăn về ngân sách, không cân đối được nguồn lực.
Bà Chuyền cũng cho biết địa phương có doanh nghiệp thưởng lao động cao nhất là TP.HCM với mức thưởng 909 triệu đồng (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).  Trong khi đó, 118 ngàn lao động ở 4 tỉnh, thành không có thưởng Tết.
Thủ tướng nhắc Bộ trưởng yêu cầu các địa phương rà soát các chính sách, đảm bảo hỗ trợ tặng quà Tết cho các gia đình hộ nghèo, vùng thiên tai.
Đề cập vấn đề lương, đại diện UBND TP.HCM cho hay trong năm qua báo chí phản ánh những trường hợp lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, công ích có mức lương khủng trên địa bàn. Dù những trường hợp sai phạm đã được xử lý, nhưng vừa qua TP.HCM đã phát hiện ra thêm không ít lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, công ích khác có mức lương khủng, hơn cả những trường hợp đã phát hiện. Có những lãnh đạo lương hơn cả 2,6 tỷ/năm của những trường hợp mà báo chí phản ánh.
Vị đại diện cho hay, các cơ quan chức năng chưa thể xác định rõ đúng - sai bởi đó đều là những lãnh đạo kiêm nhiệm. Tuy nhiên, nếu có thể xác định chính xác nằm ở việc kiêm nhiệm thì sẽ có kiến nghị, đề xuất chấn chỉnh cho phù hợp.
Thủ tướng ủng hộ các chương trình Tết của VTV, VOV
Không chỉ rà soát các hoạt động đảm bảo đời sống vật chất đón Tết cho người dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quan tâm các hoạt động về tinh thần như chương trình văn hóa, nghệ thuật, lễ hội, chương trình truyền hình được người dân cả nước đón đợi như Táo quân chiếu trước Giao thừa.
Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh cho hay "Táo quân" - một trong những chương trình của truyền hình quốc gia phát sóng vào dịp Tết đã được sản xuất, biên tập hoàn tất.
Ông giải thích chương trình quay tại sân khấu có thời lượng dài hơn 100 phút, nhưng để phát sóng phải cô gọn chỉ còn một nửa. Không ít cán bộ ở các bộ đi xem về báo cáo nên có bộ trưởng "lo". Có bộ trưởng còn trao đổi làm vở diễn cho nó nhẹ nhàng, hoặc ít vấn đề đi. Nhưng theo ông Minh, vở diễn trên sâu khấu có đặc thù và diễn viên khi diễn thường "nói quá lên tí".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ Đài Truyền hình VN, Đài Tiếng nói VN, Thông tấn xã VN trong dịp Tết có những chương trình đa dạng, phong phú phục vụ người dân theo tinh thần vui tươi, lành mạnh, giải trí vui vẻ để ngày Tết vui là chính, có niềm tin bước vào năm mới phấn khởi.

Dự thảo luật xây dựng sửa đổi: Kỳ vọng lớn

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, Quốc hội khóa XIII Phan Xuân Dũng, Luật Xây dựng (sửa đổi) “không chỉ khó mà còn rất khó”. Bởi phạm vi điều chỉnh của luật rất lớn, liên quan đến các luật mới ban hành và có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế. Đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.
Ban soạn thảo Luật Xây dựng (sửa đổi): Sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp
Sự có mặt và lắng nghe ý kiến của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng – Trưởng ban Soạn thảo Dự án Luật Xây dựng sửa đổi tại Hội thảo khoa học về dự án Luật đã được các đại biểu tham dự đánh giá cao.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, Trưởng ban Luật pháp chính sách TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Uỷ viên UB Pháp luật Quốc hội cho biết, sự có mặt của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và rất nhiều cơ quan của Bộ đã thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng Luật của vị tổng tư lệnh ngành, vì vừa qua “rất nhiều Bộ trưởng ủy quyền cho Thứ trưởng, thậm chí Thứ trưởng lại ủy quyền cho Vụ trưởng”.
Như vụ “thủy điện Sông Tranh” vừa qua, nếu không có sự vào cuộc của Bộ trưởng Bộ Xây dựng kiểm tra, kết luận kịp thời để trấn an người dân thì sẽ “còn cãi nhau chán”.
Phó chủ tịch Hiệp hội Luật xây dựng Việt Nam Trần Việt Hùng nhận định, đây là một luật soạn thảo rất khó khăn. Các Luật ra đời gần đây đều liên quan đến Luật Xây dựng. Tuy nhiên, Ban soạn thảo đã làm rất công phu, tổ chức lấy ý kiến của các bộ ngành, địa phương, các doanh nghiệp, chuyên gia trong nước cũng như nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước để vận dụng vào thực tế ở Việt Nam.
Theo ông Trịnh Văn Tuấn - Phó vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài Chính, Luật Xây dựng (sửa đổi) đã bổ sung thêm nhiều nội dung rất phù hợp và thuận lợi cho người quản lý và đối tượng thực hiện. Đặc biệt, tại Điều 4, Ban soạn thảo đã phân biệt rõ các nguồn vốn để có những biện pháp quản lý cho phù hợp, kiểm soát chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng thông qua việc “tiền kiểm” của các cơ quan quản lý nhà nước, thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển.
TS Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam chia sẻ: “Đây là luật rất quan trọng, và rất mừng là các cơ quan hữu quan rất quan tâm đến ý kiến đóng góp” để xây dựng Luật. “Chưa thấy có Bộ nào cẩn thận như Bộ Xây dựng” khi Bộ trưởng đã 2 lần nghe ý kiến của Tổng hội để hoàn thiện dự án Luật.
TS Liêm gợi ý: Việc sửa đổi Luật là rất cần thiết, nhưng đồng thời chúng ta cũng nên nghĩ đến luật mới để chuẩn bị cho chiến lược 10 năm sắp tới. Luật mới này phải đổi mới toàn diện, phù hợp với thông lệ quốc tế, nếu không, chúng ta sẽ không thể cạnh tranh được với khu vực và quốc tế.
Các đại biểu đặt kỳ vọng vào Luật Xây dựng (sửa đổi)
Phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng được áp dụng đối với nhiều đối tượng sử dụng mọi nguồn vốn, kể cả xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình đến các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, vì vậy, nhiều đại biểu tham dự cuộc họp đã rất tích cực trong việc đóng góp những ý kiến đầy tâm huyết với kỳ vọng Luật Xây dựng (sửa đổi) sẽ góp phần giải quyết những bất cập, khó khăn vướng mắc của Luật Xây dựng năm 2003, tạo hành lang pháp lý phù hợp với luật và thông lệ quốc tế để tăng cường hơn nữa hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng - một lĩnh vực chiếm tới 70% tổng mức đầu tư xã hội.
Ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết, mặc dù Hội thảo diễn ra trong ½ ngày, nhưng đã có 13 lượt ý kiến trong tổng số hơn 60 chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý tham gia Hội thảo. Các đóng góp của các vị đại biểu đều được chuẩn bị rất công phu và trách nhiệm, thậm chí nhiều đại biểu đã đăng ký tham gia ý kiến nhưng phải gửi bằng văn bản cho Ban soạn thảo do khuôn khổ giới hạn của Hội thảo.
Ông Dũng nhấn mạnh: “Luật Xây dựng (sửa đổi) không phải của Bộ Xây dựng hay của Chính phủ mà là của tất cả mọi người”. Ông Dũng kỳ vọng sẽ tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các chuyên gia, những người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và của người dân để hoàn thiện Dự án Luật này, để Luật Xây dựng (sửa đổi) sẽ “có hiệu quả, có sức sống 10 - 15 năm sau”.
Dự kiến, Luật Xây dựng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2013) tới và thông qua vào kỳ họp thứ 7 (năm 2014).

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Khảo sát địa chất công trình cho xây dựng dân dụng và công nghiệp

Có 3 giai đoạn chính trong quy trình khảo sát địa chất công trình:
- Giai đoạn điều tra ban đầu
- Giai đoạn khảo sát sơ bộ
- Giai đoạn khảo sát chi tiết
- Mục đích của việc phân chia các giai đoạn để nhằm từng bước xác định mục tiêu và kế hoạch đề ra để thực hiện trong việc nghiên cứu, khảo sát địa chất công trình
- Tùy vào từng công trình cụ thể mà từng giai đoạn có khác nhau, có thể gộp chung các giai đoạn lại để giảm thiểu chi phí
CÁC GIAI ĐOẠN TRONG KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
1 - Giai đoạn điều tra ban đầu
Mục đích của giai đoạn này là thu thập tài liệu ban đầu về phần địa chất công trình khu vực nghiên cứu, từ đó lên phương án cho các giai đoạn đều tra tiếp theo sau đó.
Thu thập tài liệu về các công trình lân cận, các công trình có cùng quy mô, kích cỡ, thu thập tài liệu về hình trụ hố khoan, mặt cắt địa chất, địa tầng khu vực, nguồn nước, chất lượng nước ngầm,...
Tổng hợp các kết quả thu thập được từ đó lập báo cáo khảo sát địa chất cho giai đoạn điều tra ban đầu.

2 - Giai đoạn khảo sát sơ bộ
Mục đích của giai đoạn này là thu thập tài liệu về các công trình đã khảo sát địa chất lân cận, tập hợp lại lấy kết quả phục vụ cho giai đoạn thiết kế sơ bộ hoặc thiết kế cơ sở 

Phương pháp thăm dò địa chất công trình áp dụng trong giai đoạn này là thăm dò địa vật lý, xuyên tĩnh, xuyên động,...
- Khoan xoay phá mẫu xác định địa tầng kết hợp với đóng SPT hiện trường
- Xác định nguồn nước và tính chất nguồn nước ngầm trong khu vực

3- Giai đoạn khảo sát chi tiết
Mục đích giai đoạn này là cung cấp chính xác số liệu địa chất công trình để phục vụ cho thiết kế chi tiết
Các công tác cần phải làm trong giai đoạn khảo sát chi tiết là
- Khoan lấy mẫu
- Thí nghiệm mẫu trong phòng
- Thí nghiệm SPT
- Thí nghiệm mẫu ba trục, nở hồng, cố kết,...
Tùy theo công trình cụ thể mà bố trí hố khan hay chiều sâu hố khoan khác nhau.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Thông tư số 39/2009/TT-BXD về việc xây nhà ở trên 250m2 phải thuê nhà thầu: khảo sát, thiết kế, thi công

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong Thông tư hướng dẫn việc quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ của các gia đình và các chủ đầu tư trên các lô đất dự án, vừa được Bộ Xây dựng ban hành ngày 9/12/2009.
Theo Bộ Xây dựng, quy định này nhằm mục đích đảm bảo chất lượng nhà ở riêng lẻ, tránh tình trạng xây dựng nhà ở không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cũng như về độ an toàn.Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 250m2, có từ 2 tầng trở xuống thì mọi tổ chức, cá nhân được tự khảo sát nền, thiết kế và thi công nếu có kinh nghiệm nhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
Việc xây dựng nhà ở được thực hiện theo một số nguyên tắc chính như sau:
1. Phải có bản vẽ thiết kế.
2. Thiết kế nhà ở phải được lập trên cơ sở kiểm tra ranh giới đất và chất lượng nền đất nơi dự kiến xây dựng nhà ở hoặc báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, nếu có; kết quả xem xét, kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề, lân cận; phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phải bảo đảm an toàn cho nhà ở và không làm ảnh hưởng bất lợi tới các công trình liền kề, lân cận.
3. Phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi khởi công trừ nhà ở tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt. Trình tự, thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở được niêm yết tại cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.
Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng nhà ở khác với nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp về: vị trí xây dựng công trình, cao độ nền xây dựng công trình; các chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; diện tích xây dựng; tổng diện tích sàn; chiều cao công trình; số tầng và những nội dung khác được ghi trong giấy phép xây dựng thì chủ nhà phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng nhà ở theo nội dung điều chỉnh.
Những thay đổi khác thì không phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng đã cấp.
4. Việc thi công xây dựng nhà ở phải bảo đảm chất lượng công trình, an toàn lao động và bảo đảm vệ sinh môi trường; tuân thủ các quy định trong giấy phép xây dựng; không làm ảnh hưởng bất lợi tới các công trình liền kề, lân cận.   Khuyến khích chủ nhà thực hiện chế độ giám sát thi công xây dựng nhà ở.
Điều bắt buộc khi xây dựng là chủ nhà phải có bản vẽ thiết kế được lập trên cơ sở kiểm tra ranh giới đất và chất lượng nền đất nơi dự kiến xây dựng nhà dựa trên kết quả xem xét, kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề, lân cận; phải bảo đảm an toàn cho nhà ở và không làm ảnh hưởng bất lợi tới các công trình liền kề, lân cận.
Trước khi khởi công, chủ nhà phải báo cáo chính quyền trước 7 ngày và phải có giấy phép xây dựng, trừ nhà ở tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.
Ngoài ra, khi thi công xây dựng nhà ở hoặc phá dỡ công trình cũ, chủ nhà phải chủ động phối hợp với các chủ công trình liền kề kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề bao gồm: tình trạng lún, nghiêng, nứt, thấm dột và các biểu hiện bất thường khác.
Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 250 m2, có từ 2 tầng trở xuống thì chủ nhà tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân thiết kế nhà ở thực hiện kiểm tra chất lượng đất nền nơi dự kiến xây dựng nhà ở theo một trong các phương pháp sau:
- Kiểm tra trực tiếp bằng mắt thông qua hố đào thủ công để xác định chiều dày, chất lượng các lớp đất và xác định lớp đất dự kiến đặt móng nhà.
- Tham khảo số liệu khảo sát địa chất công trình và giải pháp xử lý nền, móng của các công trình lân cận.
- Tham khảo các số liệu địa chất công trình nơi xây dựng nhà ở do cơ quan có chức năng hoặc có thẩm quyền cung cấp.
Trường hợp không có các thông tin nêu trên hoặc số liệu khảo sát xây dựng thu thập được có độ tin cậy thấp thì chủ nhà cần thuê nhà thầu khảo sát có đủ điều kiện năng lực để thực hiện khảo sát xây dựng.
Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250 m2, từ 3 tầng trở lên thì chủ nhà phải thuê nhà thầu khảo sát xây dựng có điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 46 và Điều 54 Nghị định 12/2009/NĐ-CP để thực hiện khảo sát xây dựng, trừ khi có được các số liệu khảo sát xây dựng đủ tin cậy do cơ quan có chức năng hoặc có thẩm quyền cung cấp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2010.
FaLang translation system by Faboba
QUY TRÌNH KHOAN ĐỊA CHẤT, KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Công tác khoan địa chất, khảo sát địa chất gồm 2 bước chính
1 - Công tác khoan địa chất, khảo sát địa chất ngoài hiện trường
Khoan địa chất, khảo sát địa chất công trình ngoài hiện trường gồm:
- Khoan lấy mẫu (cứ 2 mét khoan địa chất sẽ lấy 1 mẫu đất và bảo quản trong ống mẫu bịt kín 2 đầu, ống 20cm)
- Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT hiện trường (cứ 2 mét khoan địa chất lấy mẫu xong sẽ tiến hành thí nghiệm SPT hiện trường, gồm 3 hiệp đóng búa xuyên, mỗi hiện 15cm)
- Ngoài ra, trường hợp có thí nghiệm mẫu ba trục thì sẽ lấy mẫu ống dài 50cm
Các thí nghiệm mẫu ba trục trong khoan địa chất, khảo sát địa chất bao gồm:
+ Thí nghiệm mẫu ba trục không cố kết không thoát nước UU
+ Thí nghiệm mẫu ba trục cố kết không thoát nước CU
+ Thí nghiệm mẫu ba trục cố kết thoát nước CD
khao-sat-dia-chat
Hình khoan địa chất, khảo sát địa chất công trình: ngoài hiện trường:
2 - Công tác khoan địa chất, khảo sát địa chất - thí nghiệm trong phòng
- Thí nghiệm mẫu cơ lý 9 chỉ tiêu
- Thí nghiệm mẫu nén cố kết
- Thí nghiệm mẫu ba trục UU, CU, CD
- Thí nghiệm mẫu nén nở hông QU
- Thí nghiệm mẫu hóa nước, mẫu hóa đất,..