Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Thông tư số 39/2009/TT-BXD về việc xây nhà ở trên 250m2 phải thuê nhà thầu: khảo sát, thiết kế, thi công

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong Thông tư hướng dẫn việc quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ của các gia đình và các chủ đầu tư trên các lô đất dự án, vừa được Bộ Xây dựng ban hành ngày 9/12/2009.
Theo Bộ Xây dựng, quy định này nhằm mục đích đảm bảo chất lượng nhà ở riêng lẻ, tránh tình trạng xây dựng nhà ở không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cũng như về độ an toàn.Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 250m2, có từ 2 tầng trở xuống thì mọi tổ chức, cá nhân được tự khảo sát nền, thiết kế và thi công nếu có kinh nghiệm nhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
Việc xây dựng nhà ở được thực hiện theo một số nguyên tắc chính như sau:
1. Phải có bản vẽ thiết kế.
2. Thiết kế nhà ở phải được lập trên cơ sở kiểm tra ranh giới đất và chất lượng nền đất nơi dự kiến xây dựng nhà ở hoặc báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, nếu có; kết quả xem xét, kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề, lân cận; phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phải bảo đảm an toàn cho nhà ở và không làm ảnh hưởng bất lợi tới các công trình liền kề, lân cận.
3. Phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi khởi công trừ nhà ở tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt. Trình tự, thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở được niêm yết tại cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.
Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng nhà ở khác với nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp về: vị trí xây dựng công trình, cao độ nền xây dựng công trình; các chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; diện tích xây dựng; tổng diện tích sàn; chiều cao công trình; số tầng và những nội dung khác được ghi trong giấy phép xây dựng thì chủ nhà phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng nhà ở theo nội dung điều chỉnh.
Những thay đổi khác thì không phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng đã cấp.
4. Việc thi công xây dựng nhà ở phải bảo đảm chất lượng công trình, an toàn lao động và bảo đảm vệ sinh môi trường; tuân thủ các quy định trong giấy phép xây dựng; không làm ảnh hưởng bất lợi tới các công trình liền kề, lân cận.   Khuyến khích chủ nhà thực hiện chế độ giám sát thi công xây dựng nhà ở.
Điều bắt buộc khi xây dựng là chủ nhà phải có bản vẽ thiết kế được lập trên cơ sở kiểm tra ranh giới đất và chất lượng nền đất nơi dự kiến xây dựng nhà dựa trên kết quả xem xét, kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề, lân cận; phải bảo đảm an toàn cho nhà ở và không làm ảnh hưởng bất lợi tới các công trình liền kề, lân cận.
Trước khi khởi công, chủ nhà phải báo cáo chính quyền trước 7 ngày và phải có giấy phép xây dựng, trừ nhà ở tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.
Ngoài ra, khi thi công xây dựng nhà ở hoặc phá dỡ công trình cũ, chủ nhà phải chủ động phối hợp với các chủ công trình liền kề kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề bao gồm: tình trạng lún, nghiêng, nứt, thấm dột và các biểu hiện bất thường khác.
Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 250 m2, có từ 2 tầng trở xuống thì chủ nhà tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân thiết kế nhà ở thực hiện kiểm tra chất lượng đất nền nơi dự kiến xây dựng nhà ở theo một trong các phương pháp sau:
- Kiểm tra trực tiếp bằng mắt thông qua hố đào thủ công để xác định chiều dày, chất lượng các lớp đất và xác định lớp đất dự kiến đặt móng nhà.
- Tham khảo số liệu khảo sát địa chất công trình và giải pháp xử lý nền, móng của các công trình lân cận.
- Tham khảo các số liệu địa chất công trình nơi xây dựng nhà ở do cơ quan có chức năng hoặc có thẩm quyền cung cấp.
Trường hợp không có các thông tin nêu trên hoặc số liệu khảo sát xây dựng thu thập được có độ tin cậy thấp thì chủ nhà cần thuê nhà thầu khảo sát có đủ điều kiện năng lực để thực hiện khảo sát xây dựng.
Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250 m2, từ 3 tầng trở lên thì chủ nhà phải thuê nhà thầu khảo sát xây dựng có điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 46 và Điều 54 Nghị định 12/2009/NĐ-CP để thực hiện khảo sát xây dựng, trừ khi có được các số liệu khảo sát xây dựng đủ tin cậy do cơ quan có chức năng hoặc có thẩm quyền cung cấp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2010.
FaLang translation system by Faboba
QUY TRÌNH KHOAN ĐỊA CHẤT, KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Công tác khoan địa chất, khảo sát địa chất gồm 2 bước chính
1 - Công tác khoan địa chất, khảo sát địa chất ngoài hiện trường
Khoan địa chất, khảo sát địa chất công trình ngoài hiện trường gồm:
- Khoan lấy mẫu (cứ 2 mét khoan địa chất sẽ lấy 1 mẫu đất và bảo quản trong ống mẫu bịt kín 2 đầu, ống 20cm)
- Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT hiện trường (cứ 2 mét khoan địa chất lấy mẫu xong sẽ tiến hành thí nghiệm SPT hiện trường, gồm 3 hiệp đóng búa xuyên, mỗi hiện 15cm)
- Ngoài ra, trường hợp có thí nghiệm mẫu ba trục thì sẽ lấy mẫu ống dài 50cm
Các thí nghiệm mẫu ba trục trong khoan địa chất, khảo sát địa chất bao gồm:
+ Thí nghiệm mẫu ba trục không cố kết không thoát nước UU
+ Thí nghiệm mẫu ba trục cố kết không thoát nước CU
+ Thí nghiệm mẫu ba trục cố kết thoát nước CD
khao-sat-dia-chat
Hình khoan địa chất, khảo sát địa chất công trình: ngoài hiện trường:
2 - Công tác khoan địa chất, khảo sát địa chất - thí nghiệm trong phòng
- Thí nghiệm mẫu cơ lý 9 chỉ tiêu
- Thí nghiệm mẫu nén cố kết
- Thí nghiệm mẫu ba trục UU, CU, CD
- Thí nghiệm mẫu nén nở hông QU
- Thí nghiệm mẫu hóa nước, mẫu hóa đất,..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét