Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Sơ lược về đề cương khoan khảo sát địa chất công trình

Sơ lược về đề cương khoan khảo sát địa chất công trình Chi tiết xem tại đây:
http://thienphucvietnam.vn/tai-lieu/105-so-luoc-ve-de-cuong-khoan-khao-sat-dia-chat-cong-trinh.html
 I.        NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I.1.  Mô tả sơ bộ dự Án. 
I.2.  Các căn cứ pháp lý.
I.3.  Quy trình quy phạm được áp dụng.
I.4.  Tổ chức thực hiện
I.5.  Mục đích và phạm vi khảo sát.
II.    YÊU CẦU PHƯƠNG PHÁP KHOAN VÀ THÍ NGHIỆM
II.1.           Xác định vị trí lỗ khoan.
+        Bảo đảm đúng vị trí đã được cơ quan thiết kế qui định trong bản vẽ: Mặt bằng bố trí hố khoan khảo sát.
+        Khi xác định vị trí lỗ khoan phải dựa vào mặt bằng hiện trạng đã quy hoạch trong phạm vi xây dựng.
II.2.          Công tác khoan.
·           Khối lượng khoan.
+        Theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu thì chiều sâu hố khoan dự kiến là 50m. Tuy nhiên, chiều sâu này có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện địa chất nền và phải đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn khảo sát xây dựng cho nhà cao tầng.
+        Các lỗ khoan được bố trí trong phạm vi nhà (theo mặt bàng bố trí hố khoan do thiết kế chỉ định và được chủ đầu tư phê duyệt)
·           Phương pháp khoan:
+        Phương pháp được sử dụng là khoan xoay bơm rửa bằng dung dịch bentonite ở dưới nước với thiết bị là bộ máy khoan XY – 1A của Trung Quốc. Khoảng cách mỗi hiệp khoan <0.5m kết hợp hạ ống chèn và trong quá trình khoan, tiến hành lấy mẫu đất thí nghiệm và thí nghiệm SPT hiện trường, cán bộ kỹ thuật luôn luôn phải có mặt tại hiện trường để mô tả chính xác địa tầng và các điều kiện địa chất bất thường (nếu có)
+        Phương pháp khoan được thực hiện tuân thủ chặt chẽ các quy trình, quy phạm hiện hành.
·           Điều kiện kết thúc lỗ khoan:
+        Chiều sâu các lỗ khoan ở trên chỉ là dự kiến, các lỗ khoan phải khoan hết tầng đất yếu, khoan vào đất tốt có khả năng chịu tải cho nhà cao tầng. Theo đánh giá của chúng tôi thì tầng chịu lực trong khu vực dự án là tầng cuội sỏi và phải khoan ít nhất vào tầng cuội sỏi có chỉ số SPT>100 tối thiểu là 6m
+        Nếu khoan hết chiều sâu dự kiến mà chưa thoả mãn điều kiện trên thì cần báo cho Tư vấn thiết kế và Chủ đầu tư để quyết định chiều sâu khoan.
II.3.          Công tác lấy mẫu.
+           Công tác lấy mẫu phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của quy trình, quy phạm về công tác khoan địa chất đã đề cập trong phần “Các quy trình quy phạm được áp dụng” đồng thời chú ý các điểm sau:
+           Mẫu đất được lấy trong lỗ khoan để thí nghiệm trong phòng. Dụng cụ lấy mẫu là ống mẫu nguyên dạng có đường kính f91mm. Khoảng cách lấy mẫu trung bình là 3m/mẫu, tuy nhiên tuỳ đặc điểm cấu trúc địa tầng, người cán bộ phụ trách thực địa yêu cầu lấy mẫu tại các vị trí để đảm bảo tính chính xác của địa tầng.
+           Mẫu nguyên dạng được lấy trong hộp tôn hoặc ống nhựa PVC dài 20cm có gắn nhãn cẩn thận và bọc kỹ bằng băng dính để giữ nguyên độ ẩm. Mẫu lấy lên được xếp vào hộp, bảo quản và vận chuyển đúng quy trình kỹ thuật về phòng thí nghiệm.
+           Mẫu không nguyên dạng (mẫu xáo động) được lấy trong ống mẫu SPT và cho vào trong túi bóng có gắn nhãn cẩn thận. Mẫu lấy lên được xếp vào hộp, bảo quản và vận chuyển đúng quy trình kỹ thuật về phòng thí nghiệm.
II.4.          Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT).
+           Công tác thí nghiệm SPT được tiến hành trong lỗ khoan nhằm xác định trị số búa (N) để từ đó xác định trạng thái, kết cấu và tính chất chịu tải của từng cấu trúc địa tầng. Khoảng cách thí nghiệm là 2.0m/1lần đối với các lớp đất phía trên và 1m/lần - đối với lớp đất chịu lực. Tuy nhiên tuỳ đặc điểm cấu trúc địa tầng, người cán bộ phụ trách thực địa yêu cầu thí nghiệm tại các vị trí để đảm bảo tính chính xác của địa tầng.
+           Công tác thí nghiệm hiện trường SPT phải được thí nghiệm tại đúng chiều sâu thí nghiệm cụ thể: khi khoan đến độ sâu cần thí nghiệm, dừng khoan, xác định độ sâu, tiến hành bơm thổi rửa làm sạch đáy lỗ khoan, sau đó thả bộ dụng cụ thí nghiệm SPTvà đồng thời xác định lại chiều sâu cần thí nghiệm, sau đó mới tiến hành thí nghiêm. Đối với trường hợp lấy mẫu nguyên dạng trước khi thí nghiệm SPT thì cần phải xác định chiều sâu để thí nghiệm SPT phải là chiều sâu tương ứng với chiều sâu cuối cùng đã lấy mẫu.
+           Dụng cụ để thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT đựơc chế tạo theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ASTM D1586- 84 (Sản xuất tại Trung quốc và Liên doanh COMAT - Việt Nam).
Thiết bị có các thông số kỹ thuật cơ bản sau:
-         Trọng lượng của tạ:                   63.5 kg.
-         Chiều cao rơi tự do:                 76 cm.
Cách xác định trị số búa (N).
-         Đưa bộ dụng cụ đến độ sâu thí nghiệm, lắp bộ tạ ổn định.
-         Đánh dấu khoảng cách để xác định bộ dụng cụ được đóng sâu vào trong tầng địa chất. (Khoảng cách đóng sâu là 15cm/ 1lần ghi số liệu; ghi 3 lần tương đương 45cm đóng sâu).
-         Trị số N là tổng giá trị của 2 lần ghi sau cùng tương đương giá trị 30cm đóng sâu cuối cùng.
Bảng đánh giá trạng thái và kết cấu của các loại đất.
Đối với đất dính:                                                           Đối với đất rời:
Giá trị N
(búa/30cm)
Trạng thái

Giá trị N
( búa/30cm )
Kết cấu
0-2
Chảy

0 – 4
Rất xốp
2-4
Dẻo chảy

4 – 10
Xốp
4-8
Dẻo mềm

10 - 30
Chặt vừa
8-15
Dẻo cứng

30 - 50
Chặt
15-30
Nửa cứng

> 50
Rất chặt
>30
Cứng



II.5.          Phương pháp xác định mực nước ngầm.
+           Nước ngầm được xác định tại thời đIểm mực nước ngầm xuất hiện và sẽ được đo sau khi kết thúc lỗ khoan là 24h (thời gian để mực nước ngầm ổn định).
+           Dùng bộ đo nước hoặc thước dây để xác định mực nước dưới đất bằng cách sau: thả đầu đo nước xuống lỗ khoan, khi đầu đo tiếp xúc vào mặt nước lập tức đồng hồ Ampe báo, kéo dây lên và đo khoảng cách dây đối với trường hợp dây chưa xác định chiều dài.
II.6.          Công tác thí nghiệm trong phòng.
+           Công tác thí nghiệm trong phòng được tiến hành trên các mẫu nguyên dạng và xáo động để xác định các thông số cơ lý cần thiết phục vụ cho phân loại đất, tính toán thiết kế móng sau này.
+           Mẫu thí nghiệm được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam.
·            Chỉ tiêu thí nghiệm:
STT
Chỉ tiêu
Ghi chú
I
Chỉ tiêu thí nghiệm

1
Thành phần hạt
TCVN 4198:1995
2
Độ ẩm
TCVN 4196:1995
3
Khối lượng thể tích
TCVN 4202:1995
4
Tỷ trọng
TCVN 4195:1995
5
Giới hạn chảy và giới hạn dẻo
TCVN 4197:1995
6
Thí nghiệm cắt phẳng
TCVN 4199:1995
7
Thí nghiệm nén 1 trục
TCVN-4200:1995
II
Chỉ tiêu tính toán

1
Chỉ số dẻo

2
Độ sệt

3
Dung trọng khô

4
Độ lỗ rỗng

5
Hệ số rỗng tự nhiên

6
Độ bão hoà

7
Áp lực tính toán quy ước

8
Modun tổng biến dạng

·           Khối lượng mẫu thí nghiệm
+        Mẫu thí nghiệm được chọn trên cơ sở các mẫu đã lấy tại hiện trường
III. KHỐI LƯỢNG THI CÔNG (DỰ KIẾN)

STT
Hạng mục công việc
Đvt
K/lg
Ghi chú
Xác định vị trí hố khoan



1
Xác định vị trí hố khoan
hố
5

Công tác khoan khảo sát địa chất công trình



1
Công tác khoan lấy mẫu: 5LKx50.0m
250


Trong đó:   Khoan trong đất cấp I-III
m
220


                   Khoan trong đất cấp IV-VI (cuôi sỏi)
m
30

2
Thí nghiệm mẫu đất (bình quân3m/mẫu)
mẫu
82


Trong đó:



2.1
Thí nghiệm mẫu đất cố kết sơ đồ CU
Mẫu
2

2.2
Thí nghiệm mẫu nguyên dạng
mẫu
60

2.3
Thí nghiệm mẫu không nguyên dạng
mẫu
20

3
Thí nghiệm mẫu nước ăn mòn bê tông
mẫu
2

Thí nghiệm SPT



1
Trong đất cấp I-III (2m/TN)
TN
110

2
Trong đất cấp IV- VII (2m/TN)
TN
15

IV.  CÔNG TÁC GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT VÀ NGHIỆM THU KẾT QUẢ
+           Chủ đầu tư cử cán bộ giám sát trong thời gian khảo sát địa chất công trình . Để đảm bảo tiến độ công trình, đơn vị thi công tiến hành cả ngày lễ và chủ nhật, vì vậy khi kết thúc hố khoan cán bộ giám sát của Chủ đầu tư cùng cán bộ kỹ thuật của đơn vị thi công lập Biên bản nghiệm thu khối lượng hiện trường. Biên bản này sẽ là cơ sở cho các công tác tiếp theo.
+           Trong trường hợp có vấn để phát sinh hai bên cùng nhau bàn bạc, tìm hướng giải quyết.
V.     TÀI LIỆU HỒ SƠ
Báo cáo địa chất phải thể hiện:
+           Thuyết minh kết quả khảo sát ĐCCT.
+           Sơ đồ bố trí các lỗ khoan khảo sát ĐCCT.
+           Các mặt cắt địa chất công trình trong phạm vi dự án.
+           Hình trụ lỗ khoan.
+           Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm đất.
+           Các kết quả thí nghiệm hiện trường và trong phòng.
+           Các biểu thí nghiệm mẫu đất trong phòng.
VI.  AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
+           An toàn lao động: tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu chung về an toàn lao động như: Cán bộ công nhân tham gia dự án được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, máy móc thiết bị được kiểm tra và thay thế, bão dưỡng định kỳ theo nhật ký của máy, thực hiện công việc theo đúng chức năng và thiết bị …
+           Bảo vệ môi trường: Tuân thủ chặt chẽ quy định bảo vệ môi trường của khu vực và dự án đề ra.
VII.         TIẾN ĐỘ, NHÂN LỰC, THIẾT BỊ THI CÔNG
+           Thời gian chung cho dự án: 30 ngày.
+           Thời gian thi công thực địa:  20 ngày
+           Công tác thí nghiệm mẫu: 15 ngày bắt đầu từ ngày thứ 5 và kết thúc sau công tác hiện trường 5 ngày
+           Thời gian nội nghiệp sau khi kết thúc công tác thực địa:  10 ngày
+           Nhân lực, thiết bị:
Kỹ sư:                         10 người
02 Tổ khoan gồm:     10 công nhân
+           Thiết bị:
Máy khoan:                02 máy XY-1A
Bộ dụng cụ thí nghiệm SPT và các dụng cụ kèm theo máy khoan.
Xe tải vận chuyển      01 xe 2.5T.
VIII. KHÁI TOÁN KINH PHÍ KHẢO SÁT 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét